Ý nghĩa bài văn khấn giỗ
Giỗ chạp là những ngày trong năm không thể bỏ qua của mỗi gia đình người Việt. Với ý nghĩa và những lưu ý trong bài khấn giỗ dưới đây hi vọng sẽ giúp được gia đình bạn trong những ngày quan trọng của năm.
Ý nghĩa của bài khấn giỗ.
Ngày giỗ hàng năm là ngày mất của người đã khuất. Là dịp để con cháu và an hem họ hàng gần xa tụ họp lại một nơi đông đủ. Thể hiện tinh thần đoàn kết vừa để cùng nhau tưởng nhớ lại người đã mất trong nhà. Dâng lên người khuất lễ sắm và mâm cơm đã được chuẩn bị. Cùng cầu nguyện phụ hồ độ trì cho một năm an lành, phát tài và yên ấm trong nhà.
Bài khấn giỗ như thế nào
Trong bài khấn giỗ cần lưu ý cách khấn trong cúng giỗ đối với ông bà, bố mẹ, chồng hoặc vợ. Thì nếu như Bố đã mất thì khấn là : Hiển Khảo. Nếu như người đã mất là Mẹ thì bài cúng ngày giỗ là : Hiển Tỷ. Nếu như là ông đã mất thì khấn là : Tổ khảo. Nếu như Bà đã mất thì khấn là : Tổ Tỷ. Cụ ông đã mất khấn là: Tằng Tổ Khảo, Cụ bà đã mất khấn là: Tằng tổ tỷ. Anh em trong nhà đã mất khấn là: Thệ Huynh, Thệ Đệ. Chị em trong nhà đã mất thì khấn là : Thệ Tỷ, Thệ muội. Đối với cô dì chú bác đã mất thì khấn là : Bá thúc Cô Di, Tỷ Muội. Hoặc có thể khấn chung là: Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ nội ngoại Gia Tiên trong nhà.
Đối với bài văn cúng giỗ cần lưu ý là: Đối với những ngày giỗ chính của người thân trong gia đình như: Bố Mẹ, Ông Bà, Vợ hoặc Chồng trước khi cúng giỗ cần phải cúng cáo giỗ. Chính là cúng trước ngày giỗ chính 1 ngày để xin Thần linh, Thổ Công Thổ Địa nơi mình đang sống cho hương linh người đã mất biết về và được hưởng giỗ của mình.
Trong bài cúng ngày giỗ của người mất thì người được hưởng giỗ phải được mời trước, sau đó mới đến vong linh của nội ngoại trong gia tiên. Và phải mời từ trên cao nhất xuống thấp nhất để về thụ hưởng dự cùng.
Trong bài văn cúng giỗ cần lưu ý có sự khác như giữa những ngày giỗ như : giỗ đầu, giỗ hết, giỗ thường, ngày cáo giỗ, ngày chính giỗ hoặc gửi giỗ thì có sự khác nhau. Chính vì thế cần lưu ý để tránh sự nhầm lẫn và làm sai các thủ tục cúng khấn.
Như vậy, trên đây là một số những lưu ý trong bài khấn giỗ và văn khấn các ngày giỗ. Chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu thêm về nét văn hóa trong truyền thống của người Việt Nam ta.
Bài viết liên quan
- Cách cúng khai trương hiệu quả để hút tài lộc, vận khí cho cửa hàng
- Tục thờ cúng tổ tiên và văn khấn cúng giỗ tổ tiên - Nét văn hóa đặc sắc của người Việt
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam nét đẹp trong văn hóa Việt.
- Thủ tục cúng giỗ và văn khấn giỗ đầu
- Thủ tục cúng 49 ngày và tục cúng cơm 49 ngày như thế nào