Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam nét đẹp trong văn hóa Việt.
Dân tộc Việt Nam là dân tộc giàu tình cảm, và trọng lễ nghĩa. Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, không ai nhớ được là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành từ khi nào những luôn được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Tập tục và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam không biết được hình thành từ khi nào. Nhưng cho đến nay đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Có thể nói tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam xuất phát từ ý nguyện muốn thực hiện lời dạy của Khổng Tử đó là đặt chữ: Hiếu lên đầu - Cha Mẹ sống thì phụng dưỡng, Chết thì thờ phụng. Vì thế nên mới có tục thờ cúng tổ tiên như ngày nay.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang rất nhiều ý nghĩa và giá trị văn hóa lớn.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam thể hiện được tính nhân văn của người con Việt. Đối với những người đã khuất, không bị lãng quên tạo nên một tình cảm thiêng liêng và cao đẹp.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt còn góp phần vào việc duy trì được mối quan hệ tình thân trong quan hệ của dòng tộc, họ hàng và anh em hàng xóm với nhau. Đặc biệt vào những ngày lễ tết, giỗ chạp, những ngày kỳ niệm của người đã khuất cùng nhau gặp gỡ và hàn huyên về câu chuyện cũ.
Theo quan niệm của người Việt ta thì: trần sao âm vậy. Có nghĩa là cuộc sống của người trần như thế nào thì thế giới âm linh bên kia cũng thế. Vì thế việc cúng lễ là thực sự cần thiết. Vì khi đã mất đi rồi nhưng ông bà, cha mẹ vẫn ngự trên ban thờ để gần gũi với con cháu, độ cho con cháu được an bình, phát tài. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi và lối suy nghĩ của con cháu để làm sao không phạm lỗi với người đã khuất.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là một loại hình tín ngưỡng dân gian, đậm chất nhân bản tuy một số nơi biến tướng trở nên rất tiêu cực những là một trong những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
Bắt nguồn từ sự thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên những người đã khuất.
Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam không biết chính xác được hình thành từ bao giờ được duy trì qua các thế hệ người con Việt. Đây là giá trị tinh thần to lớn nuôi dưỡng từ đời này qua đời khác. Giúp cho tâm hồn mỗi người con Việt được thêm phong phú và trưởng thành hơn. Ý thức hơn về giá trị bản thân đối với gia đình, xã hội và với chính bản thân mình.
Bài viết liên quan
- Cách cúng khai trương hiệu quả để hút tài lộc, vận khí cho cửa hàng
- Tục thờ cúng tổ tiên và văn khấn cúng giỗ tổ tiên - Nét văn hóa đặc sắc của người Việt
- Thủ tục cúng giỗ và văn khấn giỗ đầu
- Thủ tục cúng 49 ngày và tục cúng cơm 49 ngày như thế nào
- Tập tục thờ cúng ông bà tổ tiên nét đẹp trong văn hóa người Việt