Xem tử vi 2019 - Đoán công danh - Xem tài lộc

Tập tục thờ cúng ông bà tổ tiên nét đẹp trong văn hóa người Việt

Tập tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam đã có từ bao đời nay. Trở thành một trong những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp và lâu đời.

Thờ cúng ông bà tổ tiên

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam chính là quan niệm về sự tồn tại của linh hồn và mối liên hệ giữa những người đã khuất và những người còn sống. Cũng là theo đạo lý uống nước nhớ nguồn của thế hệ con cháu sau này đối với những bậc ông cha đi trước đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta.

Thờ cúng ông bà tổ tiên là trách nhiệm không chỉ thể hiện trong các hành vi sống của các con cháy: là danh dự, truyền thống của gia đình, đất nước. Ở tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt còn nhắc tới nét đặc trưng: Duy tình hơn là duy lý của người Việt Nam. Trong tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam con người ta luôn ảnh hưởng và chi phối bởi quan niệm là: phúc ấm tổ tiên sống vì mồ mả và không ai sống vì bát cơm.

Bên cạnh đó việc thờ cúng ông bà tổ tiên còn là một hình thái tín ngưỡng có ý nghĩa lớn về mặt tổ chức cộng đồng trong xã hội người Việt. Việc thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là sự nối tiếp và liên tục các thế hệ: Ông bà - Cha mẹ - Bản thân. Đó là trách nhiệm của mối người phải thờ phụng bốn đời trước đó là: cao, tằng, tổ, khảo tương đương với là: Kỵ, cụ, ông, và bố cuối cùng.

Có thể nói việc thờ cúng tổ tiên của người Việt có nội dung bình dị nhưng lại giàu tính nhân văn và thực tiễn sâu sắc, không mang tính chất cực đoan như nhiều tôn giao khác. Bởi vậy, nó lại dễ dàng được duy trì và trở thành nếp sống, nét phong tục và truyền thống văn hóa, ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người con Việt Nam.

Với việc thờ cúng ông bà tổ tiên từ thế hệ trước lưu truyền sang thế hệ sau là hình thức giáo dục và dạy giỗ con cháu nhớ đến nguồn gốc được sinh ra và lớn lên, nhớ và biết ơn đến công lao to lớn trong việc sinh thành, nuôi dưỡng của người đã khuất. Và ý thức hơn về việc giữ gìn văn hóa của người Việt.

Nghi thức thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam.

Trong quan niệm của người Việt Nam, tổ tiên là những người cùng trong một dòng họ, chung huyết thống là những người đã khuất như: ông bà, bố mẹ, anh chị em những người đã khuất. Thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là sự thế hiện về quan niệm nhân sinh: sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn.

Đạo lý của sự biết ơn và tiếp tục nối dõi truyền thống tổ tiên trở thành nội dung bên trong của tín ngưỡng khi đạo lý được bộc lồ thông qua các nghi thức mang tính chất huyền bí và rất thiêng liêng.

Thông qua nghi thức thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam đã trở thành đạo lý theo câu nói: ăn quả nhớ kẻ trồng cây, và cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng nông sâu. Và đạo hiếu của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Là cái gốc , cái rễ hình thành tạo nên giá trị truyền thống, thành kính và biết ơn của mối gia đình.   

Bạn hợp với màu nào

Kim

2025 Calendar

January

February

March

April

May

June

July

August

September

10 October

11 November

12 December