Cách lập bài vị thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên là nét truyền thống của người Việt Nam nhưng nhiều người chưa biết cách lập bài vị để thờ cúng gia tiên như thế nào. Cùng tìm hiểu về bài vị thờ cúng tổ tiên và các cách thờ cúng tổ tiên nhé.
Bài vị thờ cúng tổ tiên như thế nào
Đối với mỗi gia đình để lập được bài vị thờ cúng tổ tiên cần tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định như sau:
- Bài vị được làm bằng gỗ, kích thước của bài vị là từ 3cm đến 4cm và có chiều cao là 12cm đến 13cm.
- Các số chữ viết trên bài vị được chia hết cho 4. Hoặc khi chia cho 4 được dư 3 không được dư khác. Vì theo các tuân theo 4 chữ đó là : khốc – linh – thính – quỷ.
- Trên bài vị được viết bằng chữ Hán đọc từ trên xuống, từ phải qua cộng với hàng ở giữa nêu được vai vế của người được làm bài vị. Cộng với chữ cuối được viết là: chi kinh vị hoặc thần chủ hoặc còn gọi là linh vị.
Bài vị thờ cúng tổ tiên được lưu giữ 5 năm kể từ đời người đầu tiên cúng cho đến đời thứ 6 thì phải đem đi đốt hoặc gửi ở nhà thờ dòng họ để được thờ chung.
Một số mẫu bài vị thờ cúng tổ tiên như : Bài vị ông cố bên trái là chữ Hán, bên phải là phiên âm của chữ Hán được phiên âm đầy đủ với các thông tin như sau : Ông cố Nguyễn Úy Thanh tự Hòa giữ chức Chánh tổng cửu phẩm bá hộ. Sinh ngày 18 tháng 9 năm Tân Dậu. Mất ngày 26 tháng 12 năm Mậu Ngọ.
Cách cúng ông bà tổ tiên như thế nào
Trong cách cúng ông bà tổ tiên bạn cần lưu ý những dịp cúng như khi có giỗ Tết thì trong gia đình thường chuẩn bị hoa quả, rượu, mâm cơm cỗ, chén bát, nén hương, vàng rồi đặt lên ban thờ. Đốt nhang, đèn và nến để khấn lạy mời gia tiên nội ngoại về hưởng cỗ. Cách này cũng là để tỏ mến lòng thành đối với tổ tiên ông bà, và cầu mong phù hộ để con cháu trong nhà được mạnh khỏe, làm ăn phát tài, công việc và sự nghiệp ổn định.
Trong cách thờ cúng tổ tiên cũng cần lưu ý đến các thao tác khấn, vái và lạy đối với người thực hiện. Khi khấn thì đọc nhẩm trong miệng bài khấn nêu rõ các thông tin cần có. Sau khi khấn xong thì kính cấn vái lạy gia tiên. Khi vái thường đứng để vái để bày tỏ tấm lòng thành.
Hai tay chắp lại với nhau đặt lên cao tùy trong từng trường hợp mà vái 2 hoặc 3 hoặc 4 vái. Ngoài ra còn có thể lạy ở tư thế quỳ xuống và lạy số lượng cũng tùy trong từng trường hợp mà mang những ý nghĩa khác nhau.
Với cách thờ cúng tổ tiên và lập bài vị này, mong rằng bạn có thể hiểu thêm về từng trường hợp để có thể áp dụng trong gia đình của mình.
Bài viết liên quan
- Cách cúng khai trương hiệu quả để hút tài lộc, vận khí cho cửa hàng
- Tục thờ cúng tổ tiên và văn khấn cúng giỗ tổ tiên - Nét văn hóa đặc sắc của người Việt
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam nét đẹp trong văn hóa Việt.
- Thủ tục cúng giỗ và văn khấn giỗ đầu
- Thủ tục cúng 49 ngày và tục cúng cơm 49 ngày như thế nào