Xem tử vi 2019 - Đoán công danh - Xem tài lộc

Tết trung thu - Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ trung thu

Tết Trung Thu hay còn có tên gọi khác là tết đoàn viên. Ngày lễ được tổ chức vào giữa mùa thu tức là rằm tháng 8 hàng năm. Trong dịp tiết trung thu các gia đình làm lễ cúng gia tiên để tưởng nhớ ơn sinh thành, làm bánh nướng, bánh dẻo, mua hoa quả cho trẻ con phá cỗ, liên hoan đêm rằm

  • Bài văn khấn cúng gia tiên trong dịp tết trung thu

Nguồn gốc ý nghĩa tết trung thu

Nguồn gốc của Tết Trung Thu

Tục xưa truyền lại Vua Đường Minh Hoàng vào một đêm rằm tháng 8 trăng sáng như gương, bầu trời huyền ảo, trăng đẹp lên cao, gió mát nhà Vua nhìn lên trời và nảy ý định muốn lên thăm cung trăng.

Pháp sư đi theo nhà Vua liền lấy chiếc gậy đang chống ném nên bầu trời, bỗng hóa thành chiếc cầu bằng bạc đưa nhà Vua cùng vị Pháp sư lên cung trăng. Tại đây Hăng Nga tiếp đón 2 người nồng hậu, còn sai tiên nữ mang bánh Tiên đến mời và lệnh cho các tiên nữ múa hát để nhà Vua xem, thưởng thức cùng ngắm trăng.

Sau khi về trần gian Vua Đường Minh Hoàng cho xây dựng  “Vọng Nguyệt đài” để ngắm trăng. Khi trăng giữa tháng đêm rằm, nhà vua lên Vọng Nguyệt đài thích thú ngắm trăng, có cảm giác là ngày đêm đẹp nhất, như ngày vui, ngày hội.

Thế là, nhà vua liền đặt ra Tết Trung thu khi rằm tháng 8 đến. Từ đó, Tết Trung thu trở thành tục lễ hàng năm, khi trăng tròn, tỏa sáng, là có vũ nhạc “Khúc nghê thường” vang trong Cung đường. Vua sai người làm bánh gọi là bánh Tiên hình tròn như mặt trăng tỏa sáng. 

Tết Trung Thu là tết được cử hành vào đêm rằm tháng 8, tết này được gọi là "Tết Trông Trăng". Theo phong thủy dân gian ngày tết Trung Thu mọi nhà treo đèn, kết hoa, làm bánh để phá cỗ.                                                                                                 

Ý Nghĩa Tết Trung Thu

Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. 

Trong dịp Tết Trung Thu, trẻ em có dịp được học bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú: “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.”

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.

 

Bạn hợp với màu nào

Kim

2025 Calendar

January

February

March

April

May

June

July

August

September

10 October

11 November

12 December