Xem tử vi 2019 - Đoán công danh - Xem tài lộc

Lưu ý khi đi lễ chùa - Sắm lễ vật khi đến chùa sao cho đúng

Chùa là nơi thờ Phật, ngoài ra đây cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt từ xưa đến nay. Theo phong tục cổ truyền vào các ngày mùng Một, ngày Rằm, ngày Lễ tết, ngoài việc cúng gia tiên, các vị thần linh thì việc đến chùa lễ Phật với mong muốn vạn sự bình an, mong cho gia đình được mạnh khỏe. Nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Thánh hiền được mạnh khỏe, sống lâu, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ. 

Lưu ý việc sắm lễ, chuẩn bị lễ vật khi lên chùa

Lên chùa lễ Phật cần phải tuân thủ những quy định sau

  • Sắm lễ chay gồm hương, hoa, hoa quả chín, oản, xôi chè tuyệt đối không được sắm các lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn) thịt mồi, gà, giò, chả...
  • Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để đang cúng, lễ phật tại chùa. Nếu có đặt chỉ được phép đặt ở ban thờ Thần Linh, thánh Mẫu hoặc ban thờ Đức Ông
  • Tiền giấy hoặc tiền âm phủ vàng mã khiêng đặt ở thờ Phật, Bồ Tát, nếu có đặt tiền thì bỏ vào hòm công đức đặt tại chùa.
  • Hoa tươi lễ phật gồm : Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
  • Trước ngày lên chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường, ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện
  • Tại chùa cứ đến Rằm tháng bảy thì mọi người sắm lễ đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ những người đã khuất thậm chí cả cô hồn. Vào ngày này việc sắm các lễ vật như mũ, áo, xe cộ nhưng tuyệt đối tránh dùng hình nhân thế mạng. Chuẩn bị cháo hoa, đánh đa, ngô khoai...

Đến chùa hành lễ cần theo thứ tự lễ như sau

1. Bày lễ vật lên lễ ban thờ Đức Ông đầu tiên và thắp hương.

2. Tiếp theo là đặt lễ lên hương án của chính điện và thắp nén hương.

3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi cắm hương tất cả các bàn thờ khác. Chú ý thắp hương thì phải thắp 1 nén, 3 nén , 5 nén.

4. Dâng hương các bàn thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đặt lễ (nếu chùa không có thì thôi).

5. Tiếp đến dần lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

Thắp hương lễ chùa cần theo các trình tự thắp hương sau

1. Thắp hương phải thắp từ trong ra ngoài, không được làm ngược lại

2. Khi vào chùa thì phải thắp hương ở gian giữa đầu tiên

3. Sau khi thắp bàn thờ gian giữa thì mới thắp hương các gian bàn thờ hai bên và các gian bàn thờ khác.

4. Ý nghĩa việc thắp hương, tại sao chọn số lẻ để thắp hương: Thắp hương phải dùng số lẻ, như đã nói ở trên là cắm hương 1,3,5,7 nén. Thường là cắm 5 nén hương bởi vì số 5 tượng trưng cho ngũ hành (Mộc, Kim, Thủy, Hỏa, Thổ). Cắm số chẵn 2,4,6 là khi gia đình đó có tang, có người mất thì mới thắp chẵn hương.

5. Trước khi cắm hương lên bàn thờ thì phải vái ba vái, 2 tay cầm hương trước trán. Sau đó hai tay kính cẩn cắm hương lên gian bàn thờ.

6. Chuẩn bị sớ, văn khấn hay tấu trình đặt lên đĩa nhỏ, cũng vái 3 vái như cắm hương rồi dâng để lên bàn thờ.

7. Đặc biệt, nếu có chuông hoặc gõ mõ thì phải thỉnh ba hồi chuông, thình xong thì mới được khấn lễ

8. Hóa vàng phải hóa vàng sớ, văn khấn, tấu trình trước sau đó mới hóa tiền vàng...

Tổng hợp các bài văn khấn khi đi lễ chùa

Văn khấn lễ Phật

Văn khấn lễ Đức Ông

Văn khấn lễ Đức Thánh Hiền

Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo

Văn khấn lễ Đức địa Tạng Vương Bồ Tát (U Minh giáo chủ)

Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát (phật bà Quan Âm)

Văn khấn xin giải trừ bệnh tật

Bạn hợp với màu nào

Kim

2024 Calendar

January

February

March

April

May

June

July

August

September

10 October

11 November

12 December