Xem tử vi 2019 - Đoán công danh - Xem tài lộc

Tìm hiểu cách đi lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ sao cho đúng

 

Vào các ngày lễ tết, mùng Một, ngày Rằm và những dịp lễ chính tại Đình, Đền, Miếu, Phủ mọi người thường đi lễ cầu mong sức khỏe, cầu mọi việc được hanh thông. Ngoài việc cúng gia tiên, cúng trên chùa thì việc đi lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ cũng được quan tâm. Bài viết sau sẽ giúp quý bạn hiểu hơn về trình tự và thủ tục thứ tự khi đi lễ ở Đình, Đền, Miếu, Phủ với phong tục cổ truyền Việt Nam nhất.

Tìm hiểu ý nghĩa của việc cúng lễ tại Đình, Miếu, Đền, Phủ

Đình, Miếu, Đền, Phủ là nơi thờ những tiền nhân có công với làng, với xã, có công với đất nước trong đấu tranh giữ nước và dựng nước từ ngàn đời nay. Vào các ngày đặc biệt lễ Tết, Rằm thì các gia đình thường đi lên lễ Đình ở địa phương hay bất kỳ Miếu, Đền, Phủ nổi tiếng như Đình Kim Liên, Đền Bạch Mã, Đền Voi Phục, Đền Kim Liên, Đền Quán Thành…. Trình tự dưới đây có thể áp dụng cho các thí chủ đi Đình, Miếu, Đền, Phủ vào ngày Rằm, mùng Một âm lịch hàng tháng. Các thí chủ có thể xem bài văn khấn cúng này về và tham khảo, sử dụng khi đi Đình, Miếu, Đền, Phủ lễ cầu bình an, may mắn vào mùng một, ngày rằm hàng tháng.

Trình tự Dâng Lễ tại Đình, Miếu, Đền, Phủ sao cho đúng

Lễ Trình hay còn gọi là lễ thần Thổ Địa, thủ Đền trước, để xin phép thần Thổ Địa cho tiến hành lễ ở Đình, Miếu, Đền, Phủ.

Tiếp theo là đặt lễ vào các ban. Khi đặt lễ vào tất cả các bạn xong mới được cắm hương.

Làm lễ theo thứ tự từ ban thờ chính tiếp đó mới đến ban ngoài cùng. Thông thường thì ban bàn thờ cuối cùng là bàn thờ cô thờ cậu.

Trình tự thắp hương khi lên lễ Đình, Miếu, Đền, Phủ

Thắp hương phải thắp từ trong ra ngoài, không được làm ngược lại

Sau khi thắp bàn thờ gian chính thì mới thắp hương các gian bàn thờ hai bên và các gian bàn thờ khác.

Khi đến Đình, Chùa, Miếu, Phủ thắp hương thì quý bạn nên thắp hương theo số lẻ là 1, 3, 5, 7, 9, kiêng thắp hương theo số chẵn hoặc gia đình mới có tang thì thắp theo 2, 4, 6, 8

Trước khi cắm hương lên bàn thờ thì phải vái ba vái, hai tay cầm hương trước trán. Sau đó hai tay kính cẩn cắm hương lên ban bàn thờ.

Chuẩn bị sớ, văn khấn hay tấu trình đặt lên đĩa nhỏ, cũng vái 3 vái như cắm hương rồi dâng để lên bàn thờ.

Đặc biệt, nếu có chuông hoặc gõ mõ thì phải thỉnh ba hồi chuông, thình xong thì mới được khấn lễ

Hóa vàng phải hóa vàng sớ, văn khấn, tấu trình trước sau đó mới hóa tiền vàng…

Hạ lễ sau khi cúng bái ở Đình, Đền, Miếu, Phủ

Theo tục lệ, thì khi cúng bái xong đợi cho hết 1 tuần hương thì vái 3 vái trước mỗi bàn thờ mà mình cúng rồi hạ các đồ lễ mà mình lễ xuống, đồ vàng mà thì đem hóa vàng. Chú ý là khi hóa vàng đốt sớ, văn khấn, tấu trước.

Nhớ 1 điều nữa là khi hạ lễ thì cũng phải theo thứ tự từ gian bàn thờ ngoài cùng vào ban chính. Lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như lược, gương thì để nguyên. Còn lại mang về và hóa vàng tiền bạc.

Các bài văn khấn khi đi lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ

Văn khấn Thành Hoàng ở Đình, Đền, Miếu

Văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu

Khấn lễ Mẫu Thượng Ngàn (Ban Sơn Trang)

Văn khấn Mẫu Thượng Thiên

Văn khấn ban Công Đồng

Văn khấn lễ Đức Thánh Trần

Văn khấn Đức Thánh Bà (tại đền Bia Bà)

Văn khấn tại đền Bà Chúa Kho

Văn khấn lễ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Bạn hợp với màu nào

Kim

2024 Calendar

January

February

March

April

May

June

July

August

September

10 October

11 November

12 December